Từ 1/6, ăn mặc h.ở h.ang, ph.ản c.ảm khi đi chùa sẽ bị phạt nặng

54
Ảnh minh họa.

Nghị định 38/2021/NĐ-CP ban hành ngày 29/3/2021 đã đưa ra những quy định mới về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo. Trong đó có nội dung đáng chú ý về mặc trang phục tại những nơi đông người hay địa điểm văn hóa, tín ngưỡng.

Trong thời gian qua, những vấn đề liên quan đến trang phục khi đi tham quan các địa điểm văn hóa, tín ngưỡng hay tụ tập đông người vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Hình ảnh những cá nhân ăn mặc hở hang, phản cảm tại những địa điểm nói trên vẫn còn xuất hiện.

Để giảm thiểu tình trạng này, Nghị định 73/2010/NĐ-CP, quy định về hành vi không mặc quần, áo hoặc mặc quần áo lót ở nơi hội họp đông người, các địa điểm văn hóa, tín ngưỡng, nơi làm việc của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội khi vi phạm sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 60.000-100.000 đồng.

Tuy nhiên Nghị định 167/2013/NĐ-CP ra đời, thay thế Nghị định 73 đã không còn quy định này. Điều này dẫn đến việc tình trạng ăn mặc hớ hênh, phản cảm tại nơi đông người, đặc biệt tại những địa điểm văn hóa tín ngưỡng vẫn còn tiếp diễn.

Để giảm thiểu tình trạng này, mới đây Chính phủ đã ban hành Nghị định 38 trong đó có đưa ra những quy định mới về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa.

Cụ thể, tại Điều 14 Nghị định 38 quy định:

– Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Thắp hương hoặc đốt vàng mã không đúng nơi quy định;

b) Nói tục, chửi thề, xúc phạm tâm linh gây ảnh hưởng đến không khí trang nghiêm của lễ hội;

c) Mặc trang phục không lịch sự hoặc không phù hợp với truyền thống văn hóa Việt Nam.

Như vậy, những trường hợp mặc trang phục không lịch sự, phù hợp với văn hóa sẽ bị cảnh cáo hoặc phạt tiền với mức cao nhất là 500.000 đồng.

Ảnh minh họa.

Ngoài ra, Nghị định 38 cũng đưa ra những quy định khác về mức xử phạt trong Tổ chức lễ hội:

– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

+ Không thành lập Ban tổ chức lễ hội theo quy định;

+ Bán vé, thu tiền tham dự lễ hội;

+ Không có nhà vệ sinh hoặc có nhà vệ sinh nhưng không bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định trong khu vực lễ hội, di tích;

+ Không tuyên truyền, giới thiệu mục đích, ý nghĩa, giá trị của lễ hội trên hệ thống loa phát thanh hoặc bảng, biển và các hình thức tuyên truyền khác;

+ Không thông báo số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận thông tin phản ảnh của người tham gia lễ hội.

– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

+ Lợi dụng hoạt động tổ chức lễ hội để trục lợi;

+ Tham gia hoạt động mê tín dị đoan trong lễ hội.

– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Phục hồi phong tục, tập quán gây ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân cách con người và truyền thống văn hóa Việt Nam;

b) Ép buộc tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp kinh phí tổ chức lễ hội.

– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

+ Tổ chức lễ hội theo quy định phải thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà không thông báo;

+ Tổ chức lễ hội không đúng với nội dung đã đăng ký hoặc nội dung đã thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

– Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

+ Tổ chức lễ hội theo quy định phải đăng ký mà không có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

+ Tổ chức lễ hội truyền thống không đúng với bản chất, ý nghĩa lịch sử, văn hóa;

+ Thực hiện nghi lễ có tính bạo lực, phản cảm, trái với truyền thống yêu hòa bình, nhân đạo của dân tộc Việt Nam;

+ Không tạm dừng tổ chức lễ hội theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

+ Tổ chức hoạt động mê tín dị đoan.

Theo Pháp luật và bạn đọc